Một con hổ nhìn thấy một con chó điên, nó vội vã tránh ra thật xa. Hổ con nói với bố: "Bố ơi, bố dám đấu với sư tử, dám tranh hùng với báo săn, vậy mà lại phải tránh một con chó điên, thật mất mặt quá!"
Hổ bố hỏi: "Theo con, đánh bại một con chó điên có vinh quang không?"
Hổ con lắc đầu.
"Để con chó điên cắn phải một nhát, có đen đủi không?"
Hổ con gật gật đầu.
"Đã như vậy, chúng ta việc gì phải động chạm đến một con chó điên? – Không phải người nào cũng có thể coi làm đối thủ của con, không nên tranh biện với những người không có tố chất, cứ mỉm cười một cái rồi tránh thật xa, đừng để họ cắn được con.
Điều này nhất định con phải nhìn cho thấu đáo, bởi lẽ trong thực tế cuộc sống này, vẫn có rất nhiều người đang đấu với chó điên mà không ý thức được vấn đề."
Tản mạn những câu chuyện điển hình
Vào một ngày hè của năm 2014, tại Đan Mạch xảy ra một vụ án giết người. Người phụ nữ bị hại nhất định chưa từng nghe đến "Quy luật kẻ rác rưởi!" Khi người bình thường gặp phải những kẻ cặn bã, chớ dùng những cách bình thường để công kích hay phản ứng với họ.
Hy vọng rằng những người lương thiện ghi nhớ thật kỹ điều này!
Đầu tháng 5/2015, việc một nam tài xế người Thành Đô, Trung Quốc đã ra tay đánh một nữ lái xe ngay trên đường phố vì người phụ nữ đột ngột thay đổi làn đường càng cho thấy mỗi chúng ta nên nhớ thật kỹ "Quy luật kẻ rác rưởi".
Trong vụ việc này, nữ lái xe đã không tuân thủ quy định giao thông, tùy tiện thay đổi làn đường, gây mất an toàn cho người khác, cô ta là một mẫu người "rác rưởi" điển hình.
Còn nam tài xế kia là một mẫu người nóng nảy, việc anh ta đánh phụ nữ giữa phố cũng đã khiến anh ta tự biến mình thành một kẻ "rác rưởi".
Người phụ nữ đã phải trả giá theo cách bị người khác đánh, thậm chí còn bị phạt vì vi phạm quy định an toàn giao thông. Còn người đàn ông phải chịu trách nhiệm hình sự, phải chịu hình thức xử lý nặng hơn.
Một cặp tình nhân ăn tối trong nhà hàng. Cô bạn gái xinh đẹp bị gã đàn ông say rượu ở bàn bên cạnh trêu chọc. Cậu bạn trai thấy vậy nói, dù sao cũng ăn xong rồi, chúng ta đi đi.
Cô bạn gái vùng vằng: "Sao anh tồi thế, anh có còn là đàn ông không?"
Cậu bạn trai đáp lại, rằng mình không muốn đấu với kẻ lưu manh. Cô bạn gái bắt đầu nóng nảy, sau khi mắng xong bạn trai lại tiếp tục quay sang mắng đám đàn ông say rượu, kết quả là bị đám người đó vây lại đánh.
Cậu bạn trai bị đâm 3 nhát dao, tử vong tại bệnh viện. Trước khi chết, cậu hỏi bạn gái một câu: Bây giờ anh đã được coi là đàn ông chưa?
Trong xã hội hiện đại ngày nay, dường như đã không còn cái gọi là giới hạn đạo đức cơ bản. Bi kịch ập đến với con người ta chỉ sau một suy nghĩ thiếu chín chắn, thực sự rất đáng sợ.
Một người bạn của tôi đang lái xe đúng làn đường của mình. Đột nhiên một chiếc xe màu đen khởi động từ vị trí đỗ xe, xuất hiện ngay trước đầu xe của bạn tôi.
Anh vội phanh gấp, chiếc xe trượt đi một đoạn đường, chỉ cách vài cm nữa là 2 chiếc xe đã va chạm với nhau.
Người lái chiếc xe đen như nổi điên, nhảy xuống quát tháo chúng tôi. Nhưng anh bạn tôi chỉ cười, vẫy tay chào đối phương rồi đi.
Ý của tôi muốn nói ở đây là: Biểu hiện của bạn tôi rất lương thiện. Tôi hỏi anh: "Sao lúc nãy anh lại làm vậy? Suýt chút nữa người ta đã làm hỏng xe của anh, thậm chí có thể làm hại chúng ta."
Anh bạn tôi giải thích: "Không ít người cư xử như những ‘kẻ rác rưởi’, họ suốt ngày chạy đi chạy lại khắp nơi, trên người đầy rác rưởi, đầy khó chịu, bực dọc, đố kỵ, tính toán, thù hận, đầy ngạo mạn và phiến diện.
Họ tham lam không biết thỏa mãn, họ oán hận, so đo, chẳng nhìn thấy người hay thứ gì tốt đẹp xung quanh, ngu muội, vô tri, phiền não, có tâm lý muốn báo thù nhưng trong người chỉ có cảm giác thất vọng.
Và như thế, rác trong lòng mỗi lúc một nhiều thêm, buộc họ phải tìm chỗ để trút xuống.
Có những lúc, chúng ta gặp đúng phải người như thế và rác cứ thế bị đổ lên người chúng ta…
Cho nên, không cần phải để ý! Chỉ cần mỉm cười, vẫy tay, tránh xa họ ra và tiếp tục công việc của mình. Những con người thông minh và lương thiện, tuyệt đối đừng tiếp nhận rác từ họ để rồi sau đó lại mang rác đó trút lên người nhà, bạn bè, đồng nghiệp hay những người đi đường khác."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét